DirectX 12 là sự cải tiến vượt bậc so với các phiên bản trước đó. Đối với Xbox One, tùy thuộc vào các tùy chọn render, mở đường cho hiệu ứng và hình ảnh đẹp hơn. Người dùng có thể hy vọng DX12 sẽ mở ra tốc độ khung hình giống PS4 bởi nó cho phép nhà phát triển quyền truy cập dễ dàng hơn và ESRAM siêu tốc của Xbox One.

DirectX 12 là gì?

Khi Microsoft triển khai những tính năng chi tiết mới của hệ điều hành Windows 10, một trong những tính năng được nói đến là DirectX 12. Các game thủ chắc hẳn đã biết DirectX 12 là gì, nhưng có lẽ họ không nhận ra được một bản update quan trọng như thế nào.

DirectX là cái tên Microsoft sử dụng để mô tả toàn bộ những ứng dụng chương trình Interfaces (API) dành cho ứng dụng đa phương tiện và video. Nhờ vào DirectX 12, Windows mới có thể thống trị được thị trường game.

Trước đây, những nằm đầu Window 95 Service Release 2, chơi trên máy tính thường là một thử thách lớn khi liên quan đến hệ điều hành DOS và boot disk (đĩa khởi động). Để cung cấp trò chơi truy cập trực tiếp với phần cứng hệ thống, đầu tiên cần phải khởi động vào DOS và sử dụng những đối số đặc biệt trong tập tin config.sys và autoexec.bat.

Điều này cho phép bạn có thể truy cập game để vào bộ nhớ dung lượng lớn, card âm thanh, chuột,… Người dùng dễ dàng trở nên cáu giận khi cố gắng khởi động game bởi hàng trăm thao tác khác nhau.

Các thành phần của DirectX

DirectX được chia thành ba lớp (tầng): Lớp nền tảng (Foundation Layer), lớp phương tiện (Media Layer) và lớp thành phần (Components Layer)

  • Lớp nền tảng:

Foundation là phần cốt lõi của DirectX, nó là một tập hợp các API cấp thấp tạo nên cơ sở cho những hoạt động multimedia hiệu năng cao trong Windows. Thông qua lớp nền tảng có thể tác động đến các API sau:

  • DirectDraw: Quản lý bề mặt đồ hoạ.
  • Direct3D: Cung cấp tính năng 3D cấp thấp.
  • DirectInput: Hỗ trợ các thiết bị nhập, kể cả các Joystick thế hệ mới.
  • DirectSound: Cung cấp hiệu ứng âm thanh và bộ trộn tiếng.
  • DirectSound 3D: Giúp tạo hiệu ứng âm thanh 3D từ kiểu loa 2D thông thường.
  • DirectSetup: Giúp cài đặt các phần mềm, các Driver một cách tự động
  • Lớp phương tiện:

Media Layer của DirectX bao gồm các API ở cấp ứng dụng, tận dụng khả năng của lớp nền tảng. Các dịch vụ của lớp phương tiện này có tính độc lập với các thiết bị. Lớp phương tiện này gồm có:

  • Direct3D: Cung cấp tập hợp các tính năng biểu diễn 3D.
  • DirectPlay: Hỗ trợ nhiều người cùng tham gia chơi game qua mạng.
  • DirectShow: Quản lý các Slide Show.
  • DirectAnimation: Cung cấp khả năng làm hoạt hình.
  • DirectModel: Cung cấp khả năng mô phỏng 3D.
  • Lớp thành phần:

Components Layer là lớp trên cùng của DirectX, nó có thể tận dụng các tính năng của hai lớp trên (Media và Foundation) bao gồm:

  • NetMeeting: Hỗ trợ làm việc theo nhóm trong mạng máy tính.
  • ActiveMovie: Bộ các công cụ quản lý và trình diễn phim MPEG, hỗ trợ việc chơi các file âm thanh và phim ảnh.
  • NetShow: Hỗ trợ việc truyền các nội dung multimedia qua Internet.

Cách hoạt động của DirectX

Như đã nói ở trên DirectX được Microsoft xây dựng như là một bộ sưu tập các API cho mục đích xử lý đa phương tiện. Nó bao gồm thư viện DLL lớn, cho phép các nhà phát triển phần mềm đặc biệt là trò chơi có quyền truy cập trực tiếp vào phần cứng máy tính. Do đó nhà phát triển có thể tạo đồ họa chất lượng cao nhưng tốc độ nhanh, âm thanh phong phú và không có vấn đề về lập trình cho các thiết bị đầu vào. Tuy nhiên, trong trường hợp phần cứng cần thiết không có trong cấu hình máy tính PC cụ thể, DirectX sẽ mô phỏng chức năng yêu cầu từ phía phần mềm.

Việc đạt được quyền truy cập trực tiếp vào máy tính rất quan trọng. Bạn có thể thấy rõ điều này khi DOS (Disk Operating System – hệ điều hành đĩa từ) ở thời điểm vinh quang. Vào thời điểm đó, các nhà phát triển có thể biến mọi ước mơ của họ thành sự thực trong môi trường máy tính. Bởi vì họ không gặp trở ngại khi truy cập vào loại card VGA, thiết bị đầu vào, card âm thanh, v.v…

Tuy nhiên, khi các nhà sản xuất máy tính bắt đầu phát triển phần cứng phức tạp hơn, các nhà phát triển phần mềm gặp khó khăn trong việc viết đúng code để truy cập vào phần cứng cụ thể.

Nhận thức được vấn đề này, Microsoft đã giới thiệu hệ điều hành Windows 95. Họ hứa rằng máy tính này sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, nhờ sự ra đời của công nghệ Plug and Play. Với công nghệ này, tất cả người dùng PC chỉ cần cắm bất cứ phần cứng mới nào vào máy tính và hệ thống sẽ tự động phát hiện nó.

Windows 95 cũng đi kèm với hệ thống quản lý thiết bị độc lập, tuy nhiên, hầu hết các nhà phát triển phần mềm tại thời điểm này không thấy có gì hấp dẫn để họ phát triển các ứng dụng cho nền tảng này. Kết quả là họ vẫn sử dụng chế độ DOS để chạy phần mềm họ phát triển. Điều này yêu cầu người dùng khởi động máy tính vào chế độ DOS trước khi chạy ứng dụng. Ngoài ra, các nhà phát triển sẽ phải viết hệ thống của họ tương tự như DOS.

Từ những vấn đề này, các nhà sản xuất phần mềm máy tính tạo driver thiết bị và được dùng cho đến ngày nay. Driver được sử dụng để đảm bảo thiết bị phần cứng mới tương thích với bất kỳ kết hợp cấu hình PC nào có thể.

Do đó DirectX trở nên tiện dụng. Hầu hết các hệ thống máy tính hiện nay có khả năng chạy các ứng dụng sử dụng DirectX và ứng dụng không đồng thời một cách khá thuận tiện. Ngoài ra, các nhà phát triển phần mềm có thể viết ứng dụng của họ cho Windows như làm với DOS.

DirectX có một bộ sưu tập các lệnh và công cụ quan trọng được ứng dụng hoặc phần mềm yêu cầu để giao tiếp với phần cứng. Đây là lý do tại sao trò chơi sử dụng DirectX thường có đồ họa rất cao là photorealistic (ảnh hiện thực). Với DirectX, các nhà phát triển có thể tận dụng tối đa các đơn vị xử lý đồ họa có khả năng 3D, card âm thanh và phần cứng khác nhờ hỗ trợ ngôn ngữ cấp thấp.

Khi nào bạn cần DirectX?

Hầu hết thời gian bạn cần DirectX là khi muốn chơi trò chơi được thiết kế cho Windows 98 hoặc hệ điều hành mới hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết phiên bản DirectX cần dùng. May thay nếu trò chơi bạn muốn chơi yêu cầu một phiên bản DirectX không có trong hệ thống, bạn không cần phải lo lắng. Trò chơi thường đi kèm với trình cài đặt cho phiên bản DirectX yêu cầu. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo cài đặt các driver mới nhất cho phần cứng, đặc biệt là card đồ họa và card âm thanh.

Hướng dẫn cài đặt DirectX 12

Bước 1: Giải nén file download bằng winrar, sau đó chạy file cài đặt.

Bước 2: Chọn I accept the agreement và chọn Next.

Chọn I accept the agreement và chọn Next

Bước 3: Tiếp tục chọn Next.

Ở trang tiếp theo, chọn Next

Bước 4: Đợi một chút để DirectX cài đặt trên máy của bạn, chọn Finish sau khi quá trình cài đặt hoàn tất.

Chọn Finish sau khi quá trình cài đặt hoàn tất

Chúc các bạn cài đặt thành công!

Phanmemmaytinh.com.vn là trang web sưu tầm các phần mềm đã được crack để các bạn được sử dụng miễn phí.

Xin lưu ý các rủi ro bảo mật thông tin khi sử dụng phần mềm crack: https://phanmemmaytinh.com.vn

Nếu có điều kiện kính mong các bạn hãy mua bản quyền các phần mềm để đảm bảo bảo mật thông tin, an toàn trong quá trình sử dung và ủng hộ cho tác giả phần mềm.

Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *